Có Nên Dựa Vào Mã Vạch Để Kiểm Tra Hàng Giả, Hàng Nhái

Kiều Lam 01

Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho, người ta thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hoá. Vậy nên, nhiều người thường dùng các phần mềm quét mã vạch trên Smartphone để xác định hàng thật giả khi mua hàng hoá. Liệu kiểm tra mã vạch có giúp chúng ta xác định được hàng thật hay hàng nhái hay không?

Kiều Lam 05

Mã vạch là gì?

– Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.

– Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra.

Kiều Lam 02

Ý nghĩa dãy số trên mã số và mã vạch?

– Tất cả các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường đều cần phải có mã vạch. Mã vạch giống như một “Chứng minh thư” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.

– Mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá để con người nhận diện và phần mã vạch chỉ để dành cho các loại máy tính, máy quét đọc đưa vào quản lý hệ thống.

– Hiện nay ở Việt Nam, hàng hóa trên thị trường hầu hết áp dụng chuẩn mã vạch EAN của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International với 13 con số, chia làm 4 nhóm, có cấu tạo và ý nghĩa từ trái qua phải.

Kiều Lam 03

Có thể kiểm tra hàng thật hàng giả bằng mã vạch hay không

– Mã số mã vạch chỉ là công cụ mô tả thông tin về sản phẩm chứ không thể chỉ dùng mã số/mã vạch để phân biệt hàng giả và hàng thật đâu ạ. Dãy mã vạch được in trên bao bì sản phẩm chỉ có thể giúp kiểm tra được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa đó như sản xuất ở nước nào, công ty sản xuất, chứ hoàn toàn không có chức năng để phân biệt hàng thật hàng giả.

– Ứng dụng/website/phần mềm mà các mẹ dùng để check mã vạch là do 1 số tổ chức họ tạo để để làm công cụ check thông tin cái mã vạch trên sản phẩm. Tuy nhiên các công cụ trên không thể cập nhập update 100% kịp thời và liên tục thông tin của 100% tất cả các mặt hàng dược phẩm/TPCN trên thế giới tại cùng một thời điểm được.

– Các phần mềm/ứng dụng/website này sẽ chỉ cập nhật thông tin của các hãng có đăng ký thông tin sản phẩm với họ – hiểu đơn giản là chỉ khi nào nhà sản xuất dược phẩm cung cấp thông tin sản phẩm cho các tổ chức này thì họ mới có thông tin để mà update lên phần mềm, website của họ cho người tiêu dùng check.

– Khi bạn sử dụng các ứng dụng kiểm tra thông tin mã vạch nếu bạn không thấy bất cứ thông tin của sản phẩm như công ty sản xuất, thì cũng không cần lo lắng vì đối với một số mặt hàng như mỹ phẩm/ dược mỹ phẩm/dược phẩm. Bởi lẽ, nhà sản xuất thường xuyên thay đổi mẫu mã, bao bì. Với mỗi mẫu mã và một lô sản xuất thì thường sẽ có một mã vạch khác nhau để thuận tiện cho việc quản lý. Do đó, không chắc rằng các ứng dụng kiểm tra mã vạch trên điện thoại này có thể cập nhật các thông tin từ nhà sản xuất nhanh nhất và kịp thời đâu ạ.

Kiều Lam 04

Một số lưu ý khi check mã vạch

– Nên sử dụng mã vạch để kiểm tra, đối chiếu độ chính xác các thông tin ghi trên sản phẩm khi cảm thấy không tin tưởng. Với các sản phẩm không ghi “Made in …, Made by …” hoặc ghi bằng ngôn ngữ quốc gia không đọc được việc dùng mã vạch để xác định thông tin là rất cần thiết.

– Mã vạch do cơ quan có thẩm quyền cấp tương ứng với từng sản phẩm, nhìn chung là 1 dấu hiệu khó làm giả. Tuy nhiên không có gì tuyệt đối, trong thực tế với kỹ thuật ngày càng tinh vi nhiều loại hàng hóa được làm giả, làm nhái “từ đầu đến chân” không bỏ sót 1 chi tiết nào thì mã vạch cũng không phải là ngoại lệ.

– Do đó,  ngoài mã vạch khi kiểm tra hàng hóa ta cần chú ý đến các yếu tố khác như kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng tiếng việt đối với hàng hóa nhập khẩu, hình thức sản phẩm, độ bóng, đẹp, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục, thông tin sản phẩm phải được ghi chi tiết, rõ ràng. Đó chỉ là những bước kiểm tra ban đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì cần liên hệ với các công ty chủ thể quyền và các cơ quan chức năng khác để phối hợp giám định, xác minh làm rõ.